Khi nào thì có thể không cần nguồn Wikipedia:Khi nào cần chú thích nguồn gốc

  • Kiến thức phổ quát: Những phát biểu mà người lớn bình thường nào cũng thấy đúng. Ví dụ: "Paris là thủ đô của Pháp" hoặc "Con người thường có hai tay và hai chân".
  • Kiến thức phổ quát theo từng chủ đề: Dữ kiện mà những người quen thuộc với chủ đề đó, kể cả người nghiệp dư đều thấy đúng. Ví dụ (từ bài CPU): "Trong máy tính, CPU là thành phần thực hiện các lệnh.")
  • Cốt truyện của chủ thể: Nếu chủ thể bài viết là sách, phim hoặc tác phẩm nghệ thuật thì không cần phải dẫn nguồn khi mô tả các sự kiện hoặc chi tiết trong tác phẩm. Độc giả nên tự hiểu rằng nguồn ở đây chính là quyển sách, bộ phim hoặc tác phẩm nghệ thuật đó. Nếu chủ thể là một tác phẩm đã được xuất bản hoặc phát sóng thành serie nhiều tập, thì việc dẫn nguồn tập phim, số báo hoặc kịch bản sẽ hữu ích cho những độc giả chưa quen thuộc với toàn bộ tác phẩm đó. Làm vậy cũng sẽ hỗ trợ việc kiểm chứng trong trường hợp người khác lo ngại về việc tác phẩm nghệ thuật bị sử dụng không hợp lý (làm nguồn sơ cấp) cho mục đích diễn dịch.
  • Đã được dẫn nguồn: Nếu dữ kiện được lặp đi lặp lại trong bài thì chỉ cần dẫn nguồn một lần. Nội dung ở phần mở đầu mà không gây tranh cãi thì thường không cần phải ghi nguồn, vì nó là sự khái quát của phần thân bài. Có thể kiểm chứng các câu mở đầu (câu mở đầu khái quát tóm tắt đề mục, đoạn văn...) bằng các chú thích nguồn được đặt trong cả đoạn văn. Hoặc nếu muốn, bạn cũng có thể chú giải nguồn bằng cách ghi <ref>Câu khái quát mở đầu đươc phụ trợ bởi các chú thích nguồn trong cả đoạn văn</ref> nhưng không bắt buộc.